Tuy nhiên, việc thiết lập Quỹ bảo vệ người gửi tiền cũng đặt ra cho quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới một áp lực không nhỏ. Hiện tại, Arập Saudi đang thực hiện chính sách bảo vệ toàn phần cho người người gửi tiền. Trong khi đó, khi ra đời, Quỹ bảo vệ người gửi tiền sẽ chỉ áp dụng mức độ bảo vệ thấp hơn để duy trì kỷ luật thị trường. FSB cảnh báo, sự thay đổi về hạn mức bảo hiểm tiền gửi sắp tới có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người gửi tiền. Cũng theo Hội đồng này, các cơ quan chức năng Arập Saudi cần xác định phương thức ổn thỏa nhất để thay đổi hạn mức bảo hiểm tiền gửi, đồng thời đảm bảo hạn chế tác động xấu tới tâm lý người gửi tiền, ví dụ như cơ chế chuyển tiếp, giảm dần hạn mức theo lộ trình.
Được biết, Ngân hàng Trung ương Arập Saudi dự định sẽ từng bước xây dựng Quỹ bảo vệ người gửi tiền. Các nhà phân tích ước tính sẽ phải mất 8-10 năm để quỹ này tăng trưởng tới quy mô đủ chi trả cho người gửi tiền tại các ngân hàng nhỏ và vừa. FSB hối thúc các cơ quan chức năng Saudi phải đảm bảo DPF đủ khả năng xử lý khủng hoảng bằng cách đưa ra quy mô cụ thể của quỹ mục tiêu và thiết lập dòng tín dụng dự phòng cho quỹ.
Theo nguồn tin từ FSB, Arập Saudi cũng đang xây dựng cơ chế giải cứu và giải thể các ngân hàng bị đổ vỡ. Cơ chế này sẽ mở rộng và làm rõ quyền hạn mà Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng để đối phó với khủng hoảng ngân hàng. Dự thảo cơ chế này đã được đệ trình lên Hội đồng Tư vấn của Arập Saudi, tuy nhiên ư lộ trình hoàn thiện và phê duyệt dự thảo vẫn chưa được làm rõ.