Vào tháng 7/2015, Tổng công ty Quản lý vốn General (General Electric Capital Corporation), Công ty tài chính Prudential (Prudential Financial) và Tập đoàn Tài chính Quốc tế Hoa Kỳ (American International Group - AIG) cùng các tổ chức tài chính khác đã đệ trình bản kế hoạch xử lý đổ vỡ lên Cục dự trữ liên bang (Fed) và Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC). Ngay sau đó, Fed và FDIC yêu cầu General, Prudential, và AIG bổ sung thông tin về vốn, thanh khoản và các kết nối có liên quan trong ngành công nghiệp tài chính toàn cầu. Cả ba tổ chức tài chính phi ngân hàng trên đều được coi là các tổ chức tài chính có tầm ảnh hưởng hệ thống, hay “quá lớn để bị đổ vỡ”.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, AIG được nhận gói cứu trợ trị giá hơn 182.3 tỉ đô do quan ngại các giao dịch hoán đổi và các khoản thế chấp sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thống tài chính.
Trong Bản di nguyện của AIG, theo kế hoạch, từ 2007 đến quý III/2015, tổng tài sản của tổ chức này đã giảm 53%, xuống 502 tỉ $ và nợ giảm 80% xuống 32 tỉ $. Bản kế hoạch đã loại bỏ gần như hoàn toàn rủi ro phát sinh của nguồn vốn ngắn hạn, trong khi bán các công ty con và tài sản trị giá hơn 90 tỷ $.
Trong trường hợp khẩn cấp, AIG sẽ thanh lý các đơn vị phi bảo hiểm theo Chương 11 của Luật Phá sản và đặt khối bảo hiểm nhân thọ trong diện bị kiểm soát. Khối này sẽ bị tách ra hoặc tái cơ cấu lại.
Prudential cho biết sẽ thanh lý các đơn vị không quan trọng để tập trung vốn cho các đơn vị trọng yếu trở lại hoạt động sau quá trình xử lý đổ vỡ. Tập đoàn này hiện đang thu thập thêm thông tin về các hợp đồng và các mối quan hệ với các chi nhánh và các bên thứ ba đồng thời bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Trong khi đó, Công ty quản lý vốn General Electric có kế hoạch hợp nhất với công ty mẹ nhằm giảm thiểu khả năng phá sản, đồng thời không đặt hệ thống tài chính trong diện rủi ro.