Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới Thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch HĐQT
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng quản trị
      • Ban điều hành
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Thời sự
    • Quyền lợi của người gửi tiền
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Khoa học
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Bảo hiểm tiền gửi quốc tế

Giải quyết thách thức mới trong gây quỹ, đầu tư, tính phí trên cơ sở rủi ro và kiểm tra khả năng chịu đựng của các hệ thống BHTG

Thứ 2 , 11/12/2017
Trung tâm tư vấn tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới (WB FinSAC) vừa tổ chức hội thảo “Các hệ thống Bảo hiểm tiền gửi (BHTG): Nhận diện thách thức trong gây quỹ, đầu tư, đóng phí dựa vào mức độ rủi ro và kiểm tra khả năng chống chịu” tại Vienne, Áo. Tại hội thảo, các tổ chức BHTG khu vực Đông Âu, Trung Âu, Đông Á, Trung Á, Bắc Phi cùng các cơ quan chức năng tại châu Âu và các chuyên gia quốc tế cùng phối hợp thảo luận và chia sẻ kiến thức trong 04 vấn đề chính liên quan đến tất cả các loại hình cơ chế BHTG: (i) gây quỹ BHTG; (ii) quyết định đầu tư; (iii) thu phí BHTG dựa trên mức độ rủi ro và (iv) kiểm tra khả năng chịu đựng của hệ thống BHTG. 

Hội thảo là cơ hội để các bên tham gia cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực BHTG. Ông Alex Kuczynski – Quỹ bồi thường dịch vụ tài chính Vương quốc Anh (FSCS) có bài phát biểu về Kế hoạch dự phòng rủi ro bảo hiểm tiền gửi và kiểm tra khả năng chịu đựng. Trong khi đó, diễn giả Ralf Benna – Hiệp hội các Ngân hàng Hợp tác Đức cấp quốc gia (Hiệp hội BVR) và Bernd Bretschneider từ GBB Ratings đi sâu vào nội dung xây dựng mô hình thu phí BHTG dựa trên mức độ rủi ro. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại Quỹ bồi thường cho nhà đầu tư Phần Lan, bà Mirjami Kajander đem tới hội thảo lần này cái nhìn tổng quan về chiến lược đầu tư đối với một quỹ BHTG. Việc xác định mục tiêu gây quỹ BHTG là một vấn đề tối quan trọng của bất kỳ tổ chức BHTG nào trên thế giới và đây cũng là bài phát biểu của ông Alexander B. Ufier đến từ Tổng Công ty BHTG Mỹ (FDIC). Hội thảo diễn ra dưới sự điều hành của các đại biểu đến từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ BHTG Áo.

WB FinSAC đặt trụ sở chính tại Vienna, Áo là một đơn vị chuyên môn của WB, chuyên nghiên cứu về thực tiễn thị trường tài chính – tiền tệ toàn cầu. Tổ chức này hoạt động với mục tiêu cung cấp góc nhìn chuyên môn độc lập nhằm tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ thực hiện cho các quốc gia mới nổi tại châu Âu và khu vực Trung Á (ECA).

FinSAC cung cấp tới các nhà hoạt định chính sách kiến thức và kinh nghiệm ở cấp độ toàn cầu nhằm giúp phát triển và nhân rộng những trường hợp điển hình đã vận hành tốt, đồng thời làm phong phú các cuộc thảo luận về chính sách và cải cách trong khu vực. Tổ chức này góp phần thúc đẩy đi đôi với hỗ trợ trong việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế vào thực tiễn hoạt động cho các tổ chức trên toàn thế giới và trong khu vực.

FinSAC tiến hành hỗ trợ về mặt kỹ thuật và chuyên môn ở 03 lĩnh vực chủ yếu là các vấn đề vĩ mô, vi mô và liên quan tới đổ vỡ ngân hàng. Cụ thể:

- Ổn định tài chính, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng và các vấn đề ở tầm vĩ mô;

- Tăng cường giám sát và quy định chặt chẽ ở tầm vi mô, bao gồm cả xử lý những khoản vay không hoạt động

- Xử lý đổ vỡ và phục hồi ngân hàng, bao gồm thanh khoản ngân hàng

Ngoài những công tác trên, FinSAC còn cung cấp những khuyến cáo và hỗ trợ kỹ thuật, tham gia vào công tác kỹ thuật giúp các quốc gia thực hiện sáng kiến cụ thể về lập pháp, xây dựng thể chế nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi và hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính – ngân hàng.

FinSAC cung cấp dịch vụ tư vấn và phân tích thông qua 03 kênh đặc thù:

- Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của từng quốc gia

- Tổ chức hội thảo kỹ thuật, diễn đàn và tọa đàm

- Thực hiện các dự án nghiên cứu ở tầm khu vực với những hoạt động tiếp cận cộng đồng tại chính nơi đó

FinSAC mở rộng các khu vực hỗ trợ ưu tiên gồm có:

- Các nước thành viên EU và những nước có tiềm năng phát triển như Albania, Bosnia and Herzegovina, Kosovo, Macedonia, Montenegro và Serbia

- Các nước thành viên EU là khách hàng của WB như Bulgaria, Croatia, Poland, và Romania

- Các nước láng giềng với EU như Belarus, Moldova, Ukraine, Armenia, Azerbaijan, and Georgia; đồng thời mở rộng sang các quốc gia Trung Á có trong danh sách sẽ được tham vấn với nhà tài trợ trong tương lai

FinSAC được thành lập vào tháng 6/2011 với cơ chế hoạt động là giám sát theo dõi theo sáng kiến Vienna, Áo, thông qua sự hợp tác của Bộ Tài chính Áo và Vụ Tài chính – Ngân hàng WB. Quỹ này hoạt động dựa vào nguồn kinh phí của Chính phủ Áo thông qua thỏa thuận Quỹ ủy thác.

Sau hơn 5 năm hoạt động, FinSAC khẳng định là một đơn vị kỹ thuật chuyên môn cao tư vấn về cải cách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hỗ trợ hiệu quả cho nhiều quốc gia khu vực châu Á và Trung Á. FinSAC cam kết đạt được những kết quả có thể đo lường được và xứng đáng với sự đầu tư. Sự tiến bộ của các khách hàng nhận tư vấn từ FinSAC được theo dõi bằng cách sử dụng khung giám sát và đánh giá cụ thể, xác định tác động cũng như liệt kê kết quả đầu ra rất rõ ràng. FinSAC vẫn đang trong quá trình tiếp tục củng cố khung đánh giá kết quả này để cải thiện việc giám sát các dự án hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật. Điều này bao gồm cả những thay đổi cần thiết để thiết kế các dự án hỗ trợ kỹ thuật được tốt hơn và có thể đo lường được kết quả. Mục tiêu cuối cùng của những cải tiến đó là tăng cường sự minh bạch và thành tựu của FinSAC đối với những mục tiêu phát triển của WB cũng như đảm bảo trách nhiệm giải trình đối với các nhà tài trợ. Trong tương lai FinSAC sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề mới nổi như an ninh mạng và fintech, cũng như khẳng định vị thế của FinSAC như là nơi tập trung tư tưởng lãnh đạo của khu vực trong phát triển các chính sách tài chính – ngân hàng và tham gia quá trình toàn cầu hóa sâu rộng hơn.

Đ.T.T

Nguồn: World Bank

http://www.worldbank.org/en/events/2017/11/30/deposit-insurance-systems-addressing-emerging-challenges-in-funding-investment-risk-based-contributions-stress-testing

Các tin khác

FDIC: Nâng mức phí để bổ sung quỹ BHTG
FDIC: Nâng mức phí để bổ sung quỹ BHTG

Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ ( FDIC) cho biết, ngày 15/8/2009, có thêm 3 ngân hàng nước này phải đóng cửa, nâng tổng số ngân hàng bị đóng cửa từ đầu năm tới nay là 77 ngân hàng.

Canada nâng cao nhận thức công chúng về BHTG trong thời đại số hóa và Fintech
Canada nâng cao nhận thức công chúng về BHTG trong thời đại số hóa và Fintech

Sự phát triển của Fintech đặt ra những thách thức chưa từng có cũng như những cơ hội để...

Singapore: Đề xuất tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên 100.000 đô la Singapore
Singapore: Đề xuất tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên 100.000 đô la Singapore

 

Nigeria tăng cường bảo vệ người gửi tiền và hệ thống tài chính
Nigeria tăng cường bảo vệ người gửi tiền và hệ thống tài chính

Gần đây, thông qua các sự kiện lớn và phương tiện truyền thông đại chúng, Tổng công ty...

Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Azerbaijan ứng dụng công nghệ vào quá trình thanh lý ngân hàng
Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Azerbaijan ứng dụng công nghệ vào quá trình thanh lý ngân hàng

Quỹ BHTG Azerbaijan (ADIF) vừa chính thức cho ra mắt Cổng đấu giá điện tử đối với các tài...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Tuyển dụng ngày 06/05/2024
  • Tuyển dụng 01/05/2024
  • Tin tuyển dụng 2024
  • Cắt dán vé số thành vé trúng thưởng để lấy 81 triệu đồng
  • Vượt qua khủng hoảng sớm hơn khi có tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả
  • Audi giảm giá hàng trăm triệu đồng
  • Ba sinh viên gốc Palestine bị bắn ở Mỹ
  • Thông báo tuyển dụng nhân sự tháng 01/2024
  • Hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế: Ngân hàng không “đơn thương độc mã”
  • Đảm bảo an sinh xã hội qua bảo vệ tiền gửi
Quản lý ấn phẩm
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 54 - Quý IV năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 51 - Quý I năm 2021
Kỷ yếu 20 năm
Báo cáo thường niên 2019
Báo cáo thường niên 2018
Báo cáo thường niên 2016
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 50 Quý IV năm 2020
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 49
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 48 Quý II năm 2020
Số 47 quý I năm 2020
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55
Kỷ yếu 15 năm

Chịu trách nhiệm nội dung website: TS. Vũ Văn Long

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
096357235235
banbientap@div.gov.vn
  • Giới Thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch HĐQT
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng quản trị
      • Ban điều hành
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Thời sự
    • Quyền lợi của người gửi tiền
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Khoa học
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ