Ban đầu, Dự thảo đề xuất việc sử dụng ngân sách Nhà nước để hỗ trợ thị trường tài chính trong trường hợp khủng hoảng và sử dụng thuế dân để gián tiếp giải cứu các ngân hàng có vấn đề.
Tuy nhiên, những hạng mục này đã bị loại bỏ trong bản dự thảo mới do Ủy ban Quốc hội và các cơ quan Chính phủ phê duyệt, đồng thời đưa ra biểu quyết trong phiên họp toàn thể hôm 18/3.
Theo Bộ trưởng tài chính Bambang Brodjonegoro, sở dĩ ngân sách Nhà nước không được đề cập trong Dự thảo là vì giới chức trách không muốn sử dụng nguồn này vào giải cứu khủng hoảng tài chính.
Tuy nhiên, Dự thảo không đề cập rõ việc tổng thống sẽ được phép sử dụng nguồn quỹ Nhà nước để hỗ trợ ngân hàng đổ vỡ.
Ủy ban Quốc hội và Chính phủ cũng loại bỏ các điều khoản liên quan đến việc bảo lãnh của ngân sách Nhà nước cho các khoản vay và nợ của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Indonesia (LPS) với vai trò là cơ quan tái cơ cấu ngân hàng.
Dự Luật cũng đưa ra quan điểm sẽ cho phép Chính phủ bán trái phiếu trực tiếp cho Ngân hàng Trung ương trong thời gian khủng hoảng. Bên cạnh đó, Dự luật quy định chặt chẽ đối việc các ngân hàng phải đảm bảo có đủ vốn dự phòng để để tự đối phó với tình huống khủng hoảng.