Hiện các ngân hàng Indonesia đang đối mặt với vấn đề cho vay chậm, bên cạnh việc nền kinh tế đang suy yếu và động thái Fed có thể tăng lãi suất đồng đô-la cũng ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi. Đồng nội tệ Rupiah vì vậy cũng suy giảm mạnh, trở thành đồng tiền có diễn biến tệ thứ 2 châu Á trong năm nay với tỷ giá quy đổi 14.400/USD.
Ông Ichsan nhấn mạnh, Indonesia cần xây dựng hành lang pháp lý mạnh hơn về xử lý ngân hàng phá sản. Theo ông, các ngân hàng trong Top 15 có thể sẽ phải đóng phí BHTG cao hơn và với mức vốn dự phòng nhiều hơn. Hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 20% và tỷ lệ nợ xấu 2,6% có thể tốt hơn so với giai đoạn khủng hoảng, cũng chưa có ngân hàng hàng nào đang trong nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP giảm xuống dưới 4% và và đồng Rupiah càng sụt giảm (chạm ngưỡng 16.000/USD) thì rủi ro sẽ ngày càng gia tăng đối với các ngân hàng.
Hiện quy mô Quỹ BHTG Indonesia đạt 60 nghìn tỷ Rupiah (tương đương 5,6 tỷ $), đủ để xử lý 02 ngân hàng đổ vỡ. Tuy nhiên, ông Ichsan thừa nhận IDIC cần tăng gấp đôi tài sản hiện có và việc xử lý nhiều hơn hai ngân hàng đổ vỡ sẽ là một thách thức lớn đối với tổ chức này.