Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới Thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch HĐQT
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng quản trị
      • Ban điều hành
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Thời sự
    • Quyền lợi của người gửi tiền
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Khoa học
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Bảo hiểm tiền gửi quốc tế

Mỹ: FDIC và FED công bố báo cáo đánh giá kế hoạch dự phòng xử lý đổ vỡ của 20 ngân hàng

Thứ 2 , 10/04/2017
Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi (BHTG) liên bang Mỹ - FDIC và Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa ra tuyên bố chung đã hoàn thành đánh giá kế hoạch dự phòng xử lý đổ vỡ của 16 ngân hàng trong nước và ban hành riêng hướng dẫn đối với 04 ngân hàng nước ngoài.

Theo yêu cầu của Đạo luật Dodd-Frank, còn được biết đến với tên gọi “living wills” (tạm dịch là di chúc sống) hay Luật bảo vệ người gửi tiền và cải cách phố Wall, kế hoạch dự phòng xử lý của các ngân hàng phải mô tả chi tiết chiến lược của tổ chức trong xử lý kịp thời và có trật tự trong trường hợp tổ chức bị đổ vỡ hoặc phá sản do khó khăn về nguồn lực tài chính.

Đối với các tổ chức ngân hàng nước ngoài, kế hoạch dự phòng xử lý phải hướng trọng tâm vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên đất Mỹ.

Nhóm ngân hàng trong nước được đánh giá gồm American Express Company, Ally Financial Inc., BB&T Corporation, Capital One Financial Corporation, Comerica Incorporated, Discover Financial Services, Fifth Third Bancorp, Huntington Bancshares Incorporated, KeyCorp, M&T Bank Corporation, Northern Trust Corporation, Regions Financial Corporation, SunTrust Banks, Inc., The PNC Financial Services Group, Inc., U.S. Bancorp, và Zions Bancorporation.

FDIC và FED không nhận thấy bất kỳ kế hoạch dự phòng xử lý đổ vỡ do các ngân hàng đệ trình vào tháng 12/2015 có vấn đề về độ tin cậy. Do vậy, FDIC và FED sẽ chưa phải áp dụng biện pháp xử lý có trật tự theo Luật phá sản Mỹ với các tiêu chuẩn được thiết lập trong Luật Dodd-Frank.

Các cơ quan quản lý và giám sát ngân hàng Mỹ mới chỉ xác định có thiếu xót trong kế hoạch dự phòng xử lý đổ vỡ của Northern Trust Corporation (NTC) và yêu cầu NTC phải điều chỉnh và đệ trình bản kế hoạch sửa đổi 2017 chậm nhất vào ngày 31/12/2017.

FDIC và FED kỳ vọng rằng các kế hoạch dự phòng xử lý đổ vỡ 2017 phải phản ánh được quy mô và tính phức tạp của những tổ chức ngân hàng. Theo đó, FDIC và FED sẽ hạn chế lượng thông tin mà các tổ chức ngân hàng được yêu cầu phải đệ trình vào hạn chót 31/12/2017.

Riêng đối với 04 ngân hàng nước ngoài gồm Barclays PLC, Credit Suisse, Deutsche Bank AG, và UBS AG, cơ quan quản lý giám sát ngân hàng Mỹ đã ban hành hướng dẫn riêng với mục đích giúp những ngân hàng này cải thiện kế hoạch dự phòng xử lý đổ vỡ và phản ánh được kế hoạch nội dung các biện pháp mà các ngân hàng đã thực thi để thành lập các công ty sở hữu trung gian. Hướng dẫn dành cho 04 ngân hàng tập trung vào hàng loạt vấn đề dễ bị tổn thương như vốn, thanh khoản và cơ chế quản trị.

Theo đúng thời hạn đối với những hồ sơ của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ nộp trong tháng 4/2016, FDIC và FED cũng sẽ gia hạn thêm 1 năm cho các ngân hàng nước ngoài và bản kế hoạch dự phòng xử lý đổ vỡ tới sẽ phải nộp đúng hạn chót vào ngày 1/7/2018.

Mỗi ngân hàng nước ngoài trong tổng số 04 ngân hàng trên được kỳ vọng phải đưa ra vào bản kế hoạch dự phòng xử lý đổ vỡ nội dung về những giải pháp ứng phó với những vấn đề dễ bị tổn thương hoặc những trở ngại có thể phát sinh từ cấu trúc, hoạt động kinh doanh hay chiến lược xử lý của các ngân hàng. FDIC và FED sẽ đánh giá từng kế hoạch dựa trên tiêu chuẩn được quy định tại Luật Dodd-Frank. Nếu cả hai cơ quan giám sát đều thống nhất quyết định rằng những vấn đề dễ bị tổn thương trong hướng dẫn không được giải quyết, họ có thể đánh giá kế hoạch không đáng tin cậy và do vậy không thể thúc đẩy xử lý đổ vỡ có trật tự theo Luật phá sản Mỹ.

FDIC và FED cũng ban hành thư gia hạn chính thức đối với 04 ngân hàng nước ngoài và thư phản hồi cho 16 ngân hàng trong nước kèm theo nội dung hướng dẫn chi tiết các vấn đề cần phải cải thiện. Quyết định công bố bởi hai cơ quan quản lý đều nhận được sự đồng thuận của Hội đồng chính sách của FED và Hội đồng quản trị của FDIC.

M.H.P

Theo FDIC

Các tin khác

FDIC: Nâng mức phí để bổ sung quỹ BHTG
FDIC: Nâng mức phí để bổ sung quỹ BHTG

Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ ( FDIC) cho biết, ngày 15/8/2009, có thêm 3 ngân hàng nước này phải đóng cửa, nâng tổng số ngân hàng bị đóng cửa từ đầu năm tới nay là 77 ngân hàng.

Canada nâng cao nhận thức công chúng về BHTG trong thời đại số hóa và Fintech
Canada nâng cao nhận thức công chúng về BHTG trong thời đại số hóa và Fintech

Sự phát triển của Fintech đặt ra những thách thức chưa từng có cũng như những cơ hội để...

Singapore: Đề xuất tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên 100.000 đô la Singapore
Singapore: Đề xuất tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên 100.000 đô la Singapore

 

Nigeria tăng cường bảo vệ người gửi tiền và hệ thống tài chính
Nigeria tăng cường bảo vệ người gửi tiền và hệ thống tài chính

Gần đây, thông qua các sự kiện lớn và phương tiện truyền thông đại chúng, Tổng công ty...

Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Azerbaijan ứng dụng công nghệ vào quá trình thanh lý ngân hàng
Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Azerbaijan ứng dụng công nghệ vào quá trình thanh lý ngân hàng

Quỹ BHTG Azerbaijan (ADIF) vừa chính thức cho ra mắt Cổng đấu giá điện tử đối với các tài...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Tuyển dụng ngày 06/05/2024
  • Tuyển dụng 01/05/2024
  • Tin tuyển dụng 2024
  • Cắt dán vé số thành vé trúng thưởng để lấy 81 triệu đồng
  • Vượt qua khủng hoảng sớm hơn khi có tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả
  • Audi giảm giá hàng trăm triệu đồng
  • Ba sinh viên gốc Palestine bị bắn ở Mỹ
  • Thông báo tuyển dụng nhân sự tháng 01/2024
  • Hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế: Ngân hàng không “đơn thương độc mã”
  • Đảm bảo an sinh xã hội qua bảo vệ tiền gửi
Quản lý ấn phẩm
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 54 - Quý IV năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 51 - Quý I năm 2021
Kỷ yếu 20 năm
Báo cáo thường niên 2019
Báo cáo thường niên 2018
Báo cáo thường niên 2016
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 50 Quý IV năm 2020
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 49
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 48 Quý II năm 2020
Số 47 quý I năm 2020
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55
Kỷ yếu 15 năm

Chịu trách nhiệm nội dung website: TS. Vũ Văn Long

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
096357235235
banbientap@div.gov.vn
  • Giới Thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch HĐQT
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng quản trị
      • Ban điều hành
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Thời sự
    • Quyền lợi của người gửi tiền
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Khoa học
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ