Theo người phát ngôn của NDIC, quyết định mở rộng hạn mức của cơ quan này xuất phát từ việc triển khai thành công hệ thống ngân hàng không lãi suất ở Nigeria. Trước kia, tiền gửi tại các ngân hàng này đã không được bảo vệ bởi NDIC.
Trên cơ sở đó, hạn mức trả BHTG sẽ được áp dụng trong trường hợp xảy ra đổ vỡ tại các ngân hàng có tiền gửi không lãi suất, qua đó góp phần duy trì niềm tin công chúng và tăng đảm bảo an toàn của các tổ chức này. Cụ thể, đối với mỗi tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng nhận tiền gửi (DMBs), hạn mức BHTG sẽ là 500.000 N và đối với các Ngân hàng vi mô (MFBs), hạn mức sẽ là 200.000 N. Bên cạnh đó, hạn mức mới cũng tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng, hỗ trợ việc xử lý có trật tự các ngân hàng không lãi suất khi xảy ra đổ vỡ, qua đó góp phần củng cố an toàn hệ thống tài chính Nigeria.
Theo NDIC, tiền gửi không lãi suất do tổ chức này bảo hiểm bao gồm: tiền gửi để giữ an toàn (Wadi'ah); tiền gửi không lãi suất để đầu tư (Qard); tiền gửi có chia lợi nhuận/chịu lỗ (mudarabah và một số hình thức tiền gửi không lãi suất do Ngân hàng trung ương Nigeria (CBN) chấp thuận.
Tuy nhiên, NDIC cũng xếp loại một số hình thức tiền gửi sau vào đối tượng không được BHTG, cụ thể: tiền gửi của cán bộ, bao gồm cả giám đốc các ngân hàng không lãi suất, cá nhân vừa có tài khoản tiền gửi lại vừa có khoản vay không chịu lãi tại các ngân hàng này…
Sự xuất hiện của mô hình ngân hàng không lãi suất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu được xem như một công cụ hữu ích đối với các nhà môi giới tài chính, cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng giai đoạn 2007/2008, đồng thời mở ra hướng đi mới cho các ngân hàng không lãi suất tại Nigieria.
Ngân hàng không lãi suất là mô hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tham gia vào kinh doanh, đầu tư và dịch vụ thương mại không phải chịu lãi suất như mô hình thông thường. Hiện ở Nigeria có một số ngân hàng không lãi suất đang vận hành như: Ja’iz Bank, Stanbic IBTC and Sterling Banks.
|