Theo báo cáo của IMF, hiện SBP đã hoàn thiện Dự thảo Luật BHTG để ban hành vào cuối tháng 1/2016. Mô hình BHTG mới được kỳ vọng sẽ góp phần ổn định tài chính và duy trì an toàn hệ thống ngân hàng tại Pakistan.
Dự thảo Luật BHTG được xây dựng trên cơ sở tham khảo các thông lệ quốc tế và đã được đệ trình lên Quốc hội Pakistan hồi tháng 11 năm ngoái. Theo đó, DPF sẽ là cơ quan trực thuộc SBP và mục tiêu của Quỹ này sẽ là bảo vệ và chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp xảy ra đổ vỡ ngân hàng.
Theo mục 37(2) - Luật SBP ban hành năm 1956, tất cả các ngân hàng phải bắt buộc tham gia BHTG và nộp phí theo quy định. Vốn pháp định của Quỹ là 1 tỷ Rs( (tương đương 9,5 triệu USD), được quy định bằng văn bản và mỗi cổ đông tương đương 1 triệu Rs ( tương đương 9. 500 USD).
Theo Dự thảo Luật BHTG, DPF sẽ chi trả cho người gửi tiền theo số tiền được bảo hiểm không bao gồm lãi suất. Bên cạnh đó, Quỹ sẽ chi trả đầy đủ tiền gửi được bảo hiểm bất kể số lượng và quy mô của các khoản tiền gửi theo quy định. Phương thức chi trả có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản hay thông qua một số hình thức khác.
Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, người gửi tiền sẽ được chi trả tiền được bảo hiểm bằng cách quy đổi ra đồng rupee theo tỷ giá hối đoái của SBP tại thời điểm được thông báo.
Hội đồng quản trị DPF có trách nhiệm thường xuyên thông báo cơ quan thanh lý tài sản về số tiền chi trả tới người gửi tiền. Khiếu nại về các khoản tiền gửi vượt hạn mức bảo được bảo hiểm sẽ được giải quyết khi thanh lý xong tài sản của ngân hàng đổ vỡ theo Luật hiện hành.
Phó Thống đốc SBP giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và có quyền bổ nhiệm Giám đốc điều hành.