Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới Thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch HĐQT
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng quản trị
      • Ban điều hành
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Thời sự
    • Quyền lợi của người gửi tiền
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Khoa học
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Sắp triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money

Thứ 2 , 04/10/2021
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 diễn ra chiều 2/10, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã thông tin về việc cấp phép thí điểm Mobile Money (tiền di động) tại Việt Nam.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, thực hiện Quyết định 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money), có 3 đơn vị đăng ký triển khai hoạt động Mobile Money, đó là: Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT và Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ của các đơn vị trên, NHNN đã chuyển văn bản, hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an.

“Về cơ bản, chúng tôi cũng đã thống nhất và hy vọng trong tháng 10 này, 3 Bộ sẽ thống nhất hồ sơ của các đơn vị. Khi đủ điều kiện và được sự thống nhất chung của 3 Bộ, sẽ quyết định cho cấp phép để 3 đơn vị triển khai dịch vụ này”- Phó Thống đốc cho hay.

Theo lý giải của Phó Thống đốc, 3 Bộ cùng tham gia quản lý Mobile Money vì đây là hoạt động phức tạp, đòi hỏi an toàn cho người sử dụng và hệ thống thanh toán do đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Sử dụng thanh toán bằng điện thoại có nhiều thuận lợi, nhưng đòi hỏi tính an toàn, tránh sự lợi dụng khi triển khai thí điểm.

Thông tin thêm về việc triển khai, ông Đào Minh Tú cho biết, dự kiến sẽ thí điểm trên toàn quốc. Thời gian thí điểm là khoảng 2 năm. Sau khi thí điểm hoàn thành, các bộ sẽ rút kinh nghiệm, đánh giá và triển khai chính thức.

Trước đó, để đảm bảo triển khai kịp thời, có hiệu quả và an toàn đối với việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile-Money), Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021. Tiếp đó, ngày 20/4/2021, NHNN và Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an đã ký kết Quy chế phối hợp số 01/QCPH-NHNN-BTTTT-BCA để đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa 3 Bộ trong công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money. Đồng thời, NHNN cũng đã ban hành Quy chế phối hợp trong NHNN để các đơn vị chủ động triển khai, đảm bảo đúng tiến độ, thời hạn xử lý.

Nhiều lợi ích khi triển khai Mobile-Money

Triển khai Mobile Money sẽ góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; mở rộng thêm kênh TTKDTM trên thiết bị di động; mang lại tiện ích cho người sử dụng; tiết giảm chi phí,…Bên cạnh đó, góp phần phổ cập kiến thức tài chính toàn diện cho toàn dân. Thông qua đó, người sử dụng sẽ dần quen với sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức khác tại các ngân hàng và các tổ chức trung gian thanh toán.

Nhiều ý kiến cho rằng, sự xuất hiện của Mobile Money sẽ gia tăng cạnh tranh lên các ngân hàng, nhưng là đối tác chứ không phải đối thủ. Về cơ bản, Mobile Money hướng đến thị trường ngách, với người dân miền núi, vùng sâu vùng xa, các vùng nông thôn, nơi đa phần chưa có thẻ ngân hàng cũng như điều kiện sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại.

Tuy nhiên, nếu giao dịch thuận tiện, chi phí thấp thì ngay cả những người đang có tài khoản ngân hàng, sống tại các đô thị cũng có thể mở tài khoản Mobile Money trên điện thoại di động để thanh toán. Do vậy, tiền của họ trước đây để toàn bộ ở tài khoản ngân hàng, thì nay sẽ chuyển một phần sang tài khoản của nhà mạng. Điều này cũng làm cho các ngân hàng không khỏi lo lắng, vì có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng cả huy động và cho vay của một số ngân hàng.

Song, các chuyên gia kinh tế cho rằng, không còn cách nào khác, hệ thống ngân hàng cần có sự đổi mới, việc phát triển mở rộng mạng lưới có ý nghĩa rất quan trọng, làm tăng cơ hội quảng bá sản phẩm dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần. Song song đó, cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp thanh toán nhanh và thuận tiện, giảm phí để khuyến khích người sử dụng nhiều hơn. Như thế, đương nhiên khách hàng sẽ được hưởng lợi.

Về mặt tích cực, Mobile Money nếu được quản lý tốt sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế và các đối tượng tham gia.

Cụ thể, đối với nền kinh tế, thị trường có thêm các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, góp phần thúc đẩy hoạt động TTKDTM, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính đến những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là những khu vực mà người dân chưa hoặc không có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

Bên cạnh đó, Mobile Money sẽ tận dụng hạ tầng viễn thông, do đó, giúp giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng các dịch vụ thanh toán. Do áp lực cạnh tranh buộc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán phải cung cấp dịch vụ với chất lượng cao hơn, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Đối với các công ty viễn thông, khi triển khai Mobile Money sẽ tận dụng được mạng lưới viễn thông, các điểm giao dịch rộng khắp cả nước để phát triển và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, dịch vụ và đối tượng khách hàng (ngoài các dịch vụ viễn thông truyền thống); từ đó, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Còn đối với khách hàng, Mobile-Money góp phần cung ứng cho nhóm khách hàng không có tài khoản ngân hàng một kênh giao dịch nhanh chóng và thuận tiện. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ 24/7, thanh toán mọi lúc, mọi nơi với thiết bị di động. Từ đó thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân. Do có tác dụng cộng hưởng, người sử dụng dần quen với việc TTKDTM và sẽ sử dụng các dịch vụ tài chính khác.

Lưu ý khách hàng cá nhân khi sử dụng Mobile Money

Đối với khách hàng, ngay sau khi các doanh nghiệp viễn thông đáp ứng các điều kiện và được chấp thuận triển khai cung ứng dịch vụ Mobile Money, người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể đăng ký mở, nạp tiền và sử dụng dịch vụ Mobile Money.

Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money, khách hàng sẽ cung cấp CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng. Khách hàng cần có SIM thuê bao di động được định danh, xác thực theo quy định của pháp luật về đăng ký thuê bao di động và số thuê bao di động của khách hàng phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile Money. Ngoài ra, cũng cần lưu ý mỗi khách hàng chỉ được mở 01 tài khoản Mobile Money tại mỗi doanh nghiệp viễn thông. Để hạn chế rủi ro trong giai đoạn thí điểm và phù hợp với giao dịch giá trị nhỏ, hạn mức giao dịch của Mobile-Money là 10 triệu đồng/tháng.

Theo Quyết định 316, khách hàng có thể sử dụng Mobile Money để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như: nạp, rút tiền, thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, chuyển tiền. Khách hàng có thể nạp, rút bằng tiền mặt tại các điểm kinh doanh, nạp/rút từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng hoặc từ Ví điện tử của khách hàng tại chính doanh nghiệp viễn thông thực hiện thí điểm. Sau khi mở tài khoản Mobile-Money, khách hàng có thể nhận tiền và chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc tài khoản Mobile-Money khác.

Khách hàng không được cho thuê, mượn, trao đổi, tặng, cho hoặc mua, bán tài khoản Mobile-Money để đảm bảo an toàn, bảo mật khi sử dụng dịch vụ.

Khác với Mobile Money, để mở và sử dụng ví điện tử, khách hàng cần có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ ghi nợ và phải liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng. Hạn mức sử dụng của ví điện tử cá nhân là 100 triệu đồng/tháng.

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất giữa dịch vụ Mobile Money và ví điện tử là không yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng. Việc quy định hạn mức 10 triệu đồng/tháng/tài khoản Mobile-Money đã được các Bộ ngành liên quan xem xét, thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mobile money là dịch vụ dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, hướng tới đối tượng khách hàng ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...Ngoài các giao dịch thanh toán giá trị nhỏ qua Mobile-Money, người dân có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán/trung gian thanh toán do ngân hàng hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp.

Các tin khác

NHNN chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay
NHNN chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Văn bản số 4985/NHNN-CSTT yêu cầu các tổ...

Đảm bảo nguồn lực tài chính để triển khai hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Đảm bảo nguồn lực tài chính để triển khai hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi

Việc đảm bảo cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) có đủ năng lực tài chính là cần thiết để thực hiện chính sách BHTG - chính sách bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Ngân hàng Nhà nước điều hành tín dụng hợp lý, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Ngân hàng Nhà nước điều hành tín dụng hợp lý, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Đó là khẳng định của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khi chủ trì buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023 của NHNN, diễn ra sáng ngày 21/6/2023, tại Hà Nội.

Ngành Ngân hàng đã chủ động, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách về chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Ngành Ngân hàng đã chủ động, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách về chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

 Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khi tham dự và phát biểu chỉ đạo...

Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 trong năm 2023
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 trong năm 2023

Trưa ngày 16/6/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông báo về việc giảm lãi suất điều hành, hiệu lực từ ngày 19/6/2023.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Tuyển dụng ngày 06/05/2024
  • Tuyển dụng 01/05/2024
  • Tin tuyển dụng 2024
  • Cắt dán vé số thành vé trúng thưởng để lấy 81 triệu đồng
  • Vượt qua khủng hoảng sớm hơn khi có tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả
  • Audi giảm giá hàng trăm triệu đồng
  • Ba sinh viên gốc Palestine bị bắn ở Mỹ
  • Thông báo tuyển dụng nhân sự tháng 01/2024
  • Hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế: Ngân hàng không “đơn thương độc mã”
  • Đảm bảo an sinh xã hội qua bảo vệ tiền gửi
Quản lý ấn phẩm
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 54 - Quý IV năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 51 - Quý I năm 2021
Kỷ yếu 20 năm
Báo cáo thường niên 2019
Báo cáo thường niên 2018
Báo cáo thường niên 2016
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 50 Quý IV năm 2020
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 49
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 48 Quý II năm 2020
Số 47 quý I năm 2020
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55
Kỷ yếu 15 năm

Chịu trách nhiệm nội dung website: TS. Vũ Văn Long

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
096357235235
banbientap@div.gov.vn
  • Giới Thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch HĐQT
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng quản trị
      • Ban điều hành
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Thời sự
    • Quyền lợi của người gửi tiền
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Khoa học
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ