Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới Thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch HĐQT
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng quản trị
      • Ban điều hành
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Thời sự
    • Quyền lợi của người gửi tiền
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Khoa học
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Bảo hiểm tiền gửi quốc tế

Tổng công ty BHTG Malaysia và Hội đồng Xử lý Châu Âu ký kết hợp tác xuyên biên giới trong lĩnh vực xử lý ngân hàng

Thứ 3 , 30/05/2023
Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường tài chính thế giới và hoạt động xuyên biên giới của các tổ chức tài chính ngày càng gia tăng, Tổng công ty BHTG Malaysia (PIDM) và Hội đồng Xử lý thống nhất (Single Resolution Board -SRB), cơ quan xử lý của Liên minh Ngân hàng Châu Âu, đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về việc trao đổi thông tin và hoạt động hợp tác liên quan đến việc lập kế hoạch xử lý và phối hợp thực hiện các biện pháp xử lý đối với tổ chức tài chính có hoạt động xuyên biên giới. Thông qua Thỏa thuận hợp tác này, PIDM và SRB thể hiện tinh thần sẵn sàng hợp tác lẫn nhau trên cơ sở quy định và luật pháp của hai quốc gia; tăng cường liên lạc và hợp tác trong lĩnh vực xử lý ngân hàng; hỗ trợ lẫn nhau trong việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp xử lý có trật tự đối với các tổ chức; qua đó, góp phần duy trì niềm tin và sự ổn định tài chính của Malaysia và Liên minh Châu Âu.

 Cụ thể, thỏa thuận hợp tác xuyên biên giới giữa PDIM và SRB xác định khuôn khổ hợp tác và trao đổi thông tin liên quan đến chuẩn bị và thực hiện xử lý ngân hàng tuân theo quy định và luật pháp của mỗi bên. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ tăng cường hợp tác và liên lạc thông qua hoạt động tham vấn định kỳ và đột xuất, trong giai đoạn bình thường cũng như giai đoạn khủng hoảng tài chính. Đặc biệt, khi diễn biến hoạt động của một tổ chức xấu đi, các cơ quan thẩm quyền của hai bên càng phải tăng cường hợp tác.

Về nguyên tắc chung trong xử lý, quản lý khủng hoảng và xử lý xuyên biên giới đối với một tổ chức được coi là lợi ích chung của Malaysia và Liên minh ngân hàng Châu Âu. Do đó, nhiệm vụ quản lý và xử lý khủng hoảng đối với một tổ chức có tầm quan trọng ở Malaysia và Liên minh Ngân hàng Châu Âu đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc xây dựng và tối ưu hóa các quy trình nhằm đảm bảo phối hợp và thực hiện giám sát có hiệu quả đối với các tổ chức, quản lý khủng khoảng cũng như chiến lược phục hồi và xử lý. Cơ chế và công cụ xử lý xuyên biên giới phải linh hoạt và thiết kế phù hợp với các đặc điểm cụ thể của từng cuộc khủng hoảng và các tổ chức. Các thỏa thuận xuyên biên giới sẽ được xây dựng trên cơ chế hợp tác và xử lý hiệu quả giữa các cơ quan có thẩm quyền và cần phải liên tục cải thiện nhằm có được khả năng đánh giá kịp thời các tác động tiềm tàng và lớn hơn của các một cuộc khủng hoảng tài chính và các ảnh hưởng xuyên biên giới dựa trên các phân tích và thảo luận chung.

Văn bản thỏa thuận hợp tác nêu rõ, các phương án xử lý cần phải nhất quán với các mục tiêu xử lý, đặc biệt hướng tới mục tiêu ổn định tài chính và bảo vệ người gửi tiền được bảo hiểm và các khách hàng cá nhân, đồng thời, cũng cần cân nhắc tác động của các phương pháp xử lý đối với sự ổn định tài chính của Malaysia và Liên minh Châu Âu.

 Hai bên công nhận tầm quan trọng của các nhóm quản lý khủng hoảng xuyên biên giới do Ủy ban ổn định tài chính (FSB) thành lập theo Nguyên tắc hợp tác xuyên biên giới về quản lý khủng hoảng và khuyến nghị của FSB về giảm thiểu rủi ro đạo đức gây ra bởi các tổ chức có tầm ảnh hưởng hệ thống. Hai bên sẽ phối hợp với nhau, đảm bảo các nhóm quản lý khủng hoảng mà hai bên tham gia đóng góp nhằm tăng cường công tác chuẩn bị và thực hiện xử lý xuyên biên giới đối với các tổ chức một cách nhất quán với Nguyên tắc đã có.

Ngoài ra, Thỏa thuận hợp tác xuyên biên giới giữa PIDM và SRB đề cập những quy định cụ thể trong các vấn đề về Cơ chế, phạm vi tham vấn, hợp tác, trao đổi thông tin về xử lý; Cơ chế thực hiện yêu cầu hỗ trợ trong thời gian bình thường hoặc các tình huống khẩn cấp; cơ chế cho phép sử dụng và bảo mật thông tin; cơ chế bảo vệ dữ liệu cũng như quy định về đánh giá và sửa đổi đối với Thỏa thuận hợp tác này.

Các tin khác

FDIC: Nâng mức phí để bổ sung quỹ BHTG
FDIC: Nâng mức phí để bổ sung quỹ BHTG

Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ ( FDIC) cho biết, ngày 15/8/2009, có thêm 3 ngân hàng nước này phải đóng cửa, nâng tổng số ngân hàng bị đóng cửa từ đầu năm tới nay là 77 ngân hàng.

Canada nâng cao nhận thức công chúng về BHTG trong thời đại số hóa và Fintech
Canada nâng cao nhận thức công chúng về BHTG trong thời đại số hóa và Fintech

Sự phát triển của Fintech đặt ra những thách thức chưa từng có cũng như những cơ hội để...

Singapore: Đề xuất tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên 100.000 đô la Singapore
Singapore: Đề xuất tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên 100.000 đô la Singapore

 

Nigeria tăng cường bảo vệ người gửi tiền và hệ thống tài chính
Nigeria tăng cường bảo vệ người gửi tiền và hệ thống tài chính

Gần đây, thông qua các sự kiện lớn và phương tiện truyền thông đại chúng, Tổng công ty...

Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Azerbaijan ứng dụng công nghệ vào quá trình thanh lý ngân hàng
Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Azerbaijan ứng dụng công nghệ vào quá trình thanh lý ngân hàng

Quỹ BHTG Azerbaijan (ADIF) vừa chính thức cho ra mắt Cổng đấu giá điện tử đối với các tài...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Tuyển dụng ngày 06/05/2024
  • Tuyển dụng 01/05/2024
  • Tin tuyển dụng 2024
  • Cắt dán vé số thành vé trúng thưởng để lấy 81 triệu đồng
  • Vượt qua khủng hoảng sớm hơn khi có tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả
  • Audi giảm giá hàng trăm triệu đồng
  • Ba sinh viên gốc Palestine bị bắn ở Mỹ
  • Thông báo tuyển dụng nhân sự tháng 01/2024
  • Hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế: Ngân hàng không “đơn thương độc mã”
  • Đảm bảo an sinh xã hội qua bảo vệ tiền gửi
Quản lý ấn phẩm
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 54 - Quý IV năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 51 - Quý I năm 2021
Kỷ yếu 20 năm
Báo cáo thường niên 2019
Báo cáo thường niên 2018
Báo cáo thường niên 2016
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 50 Quý IV năm 2020
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 49
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 48 Quý II năm 2020
Số 47 quý I năm 2020
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55
Kỷ yếu 15 năm

Chịu trách nhiệm nội dung website: TS. Vũ Văn Long

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
096357235235
banbientap@div.gov.vn
  • Giới Thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch HĐQT
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng quản trị
      • Ban điều hành
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Thời sự
    • Quyền lợi của người gửi tiền
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Khoa học
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ